December 26

0 comments

Chút hưng phấn với mô hình kiếm tiền subscription


Hôm nay sẽ thú vị đây, một chút kể lể về cách kiếm tiền bằng mô hình subscription và làm sao bạn thành công với nó.

kiếm tiền bằng mô hình subscription

Tôi sẽ cố gắng hết mình với hy vọng khi đọc đến chữ cuối cùng trong bài này, bạn sẽ biết:

-Subcription là gì?
-Tại sao bạn nên kiếm tiền theo kiểu subsription?
-Một tình huống subscription business ngoài thực tế?
-Và điều kiện để xây dựng 1 subscription business?

Ok, quẩy nào.

Cảm hứng về mô hình này bắt đầu bằng 1 sở thích cá nhân của tôi: copywriting.

Nếu bạn hỏi tôi đạt tới trình độ nào, dĩ nhiên chỉ ở mức học hỏi tìm hiểu, nhưng cũng đủ sức để viết những copy thuyết phục, lôi cuốn.

Có rất nhiều sách về chủ đề này, và theo phương pháp siêu chọn lọc, tôi muốn dành nhiều thời gian cho các guru được nhiều người thừa nhận………

Quyết định đọc The Gary Halbert Letter quả nhiên sáng suốt, vì nghe nói nếu truy lùng gốc gác của các kỹ thuật văn phong mà các copywriter ngày nay sử dụng, mọi con đường đều dẫn về người đàn ông này – Gary Halbert.

The Gary Halbert Letter là những bức thư nổi tiếng giúp bạn học rất được nhiều điều từ guru huyền thoại này, các kỹ thuật được sử dụng rất vi diệu, bạn đọc nhiều, tự bạn sẽ nhận ra.

Qua việc đọc, tôi cũng hiểu được rằng bác Halbert ngoài việc kiếm tiền từ các hợp đồng viết quảng cáo hoặc các business Direct Mail của mình, bác còn có 1 khoảng thu nhập khác rất tuyệt vời khác.

Newsletter

 

À há, viết newsletter cũng có tiền cơ đấy.

Chúng ta hay nghe chuyện các công ty gửi newsletter đến khách hàng của mình với mục đích giữ mối quan hệ và làm nóng khách hàng. Nội dung được gửi có thể là thông tin về sản phẩm mới hoặc cái gì đó mà bạn nghĩ khách hàng sẽ chú ý, mở ra coi, đọc mê mẩn, nhớ tới bạn và bạn bán được hàng.

Đúng không?

Đúng, bạn có thể kiếm tiền từ việc bán được hàng qua newsletter đó, nhưng bạn không thể kiếm tiền từ chính newsletter đó.

Và sự khác biệt nằm ở chỗ:

nhu cầu gửi newsletter là từ bạn, hay từ khách hàng

 

Ok, dừng ở đây. Quay lại với newsletter của Halbert.

Chuyện là mỗi tháng các subscriber mến mộ tài năng của Gary đều nhận được 1, 2 newsletter mà Gary chắc chắn những người này rất quan tâm (và thực sự rất quan tâm).

Để nhận được nó, mỗi subscriber sẵn sàng trả số tiền xxx đô / tháng (ví dụ thế, tôi không nhớ lắm), và tất nhiên họ đủ khả năng chi trả con số này vì phần lớn subscriber của Gary đều là người làm ăn, và mong muốn là người đầu tiên được xem những bí quyết hoặc thông tin mà Gary chia sẻ qua các newsletter của mình.

Thế ông ta chia sẻ những gì?

-Tips kinh doanh, quảng cáo chi phí thấp
-Giới thiệu các mối quan hệ làm ăn, thông tin ít được người biết.
-Kiến thức trong lĩnh vực Mail Order và Direct Mail (rất thịnh hành giai đoạn này)
-Kỹ thuật viết quảng cáo để bán được hàng.
-bla bla

Thậm chí thông qua những nội dung mình gửi, Gary còn thu về 1 khoản hoa hồng từ việc giới thiệu cho subcriber của mình 1 dịch vụ nào đó.

Đừng bỏ lỡ:  Tay này chẳng biết gì về copywriting nhưng lại làm rất giỏi…

Vậy, bạn đã rõ subscription là thế nào chưa?

Ngày nay, bạn có thể thấy mô hình này ở các công ty kinh doanh dịch vụ trực tuyến SaaS (Software as a service). Tôi từng là 1 salesman một doanh nghiệp như thế. Và bạn biết điều hay ho của subscription là gì không?

 

1.) Nó mang lại doanh thu dự đoán được (predictable)

Gần như bạn có thể tính toán con số thu nhập trong tương lai của mình dựa trên tốc độ tăng trưởng, vòng đời trung bình 1 khách hàng và mức phí bạn thu theo từng tháng.

Nếu làm salesman, bạn hoàn toàn tính toán được mức hoa hồng của mình qua từng giai đoạn và hoàn toàn yên tâm thu nhập đó sẽ ngày càng tăng, trừ khi bạn đóng cửa không làm ăn nữa.

 

2.) Nó là mô hình mà mối quan hệ của bạn với subscriber thực sự cân bằng

Mà không, nói chính xác là quyền lực chảy nhiều hơn về phía subscriber.

Nếu bạn làm không tốt, subscriber bỏ bạn bất cứ lúc nào, không ràng buộc. Nếu bạn làm tốt, bạn luôn có nguồn thu nhập ổn định. Thế thôi.

Và khá nhiều những lợi ích tuyệt vời khác khi làm theo mô hình này mà tôi có thể kể. Nhưng có 1 sự khác biệt đáng kể giữa người làm subscription thành công và thất bại nằm ở chỗ…

Làm sao để giữ chân subscriber của mình

Trong mô hình kiểu như vầy ai cũng ca tụng chung 1 bài hát: giữ khách hàng quan trọng hơn cả kiếm được khách hàng đó.

Bản thân bạn nếu giữ chân được các subscriber của mình, thì cũng cho thấy bạn là 1 celebrity trong cộng đồng do mình tạo ra rồi.

Đối với Gary thì sự hấp dẫn và hữu ích ở mỗi newsletter bác này gửi tới subscriber của mình phải nói là đẳng cấp.

Khó mà diễn tả điều đó, trừ khi bạn thực lòng yêu thích copywriting, coi đó là 1 nghệ thuật và dành cả tấn thời gian của bạn để xem The Gary Halbert Letter.

Tôi nhớ rất rõ cảm giác của mình trước khi bắt đầu đọc chúng: những bức thư cổ lổ, vô dụng. Và bây giờ, không lời tán dương ca tụng nào của tôi đủ sức để diễn tả sự tuyệt vời đó.

Nào, tiếp tục, việc giữ chân thể hiện ra sao trong newsletter của Gary?

Một cách thức Gary gây bối rối cho các subscriber của mình là luôn tiết lộ 1 bí mật tốt hơn, có lợi hơn trong newsletter kế tiếp, các tips kinh doanh, viết quảng cáo đều được viết kỹ lưỡng, chi tiết và trình bày logic, cuốn hút đến độ chẳng subscriber nào khờ dại bỏ mất điều đó, và dĩ nhiên xxx đô / tháng được trả cho Gary đều đặn như vậy.

Tuyệt đúng không?

 

Vậy làm sao để xây dựng 1 subscription business?

Tôi đã suy nghĩ điều này, cảm giác có được cả ngàn subscriber trả tiền cho mình mỗi tháng như “làm con gái thật tuyệt” nhưng cũng thật khó để bắt đầu, làm sao có số lượng subscriber đủ lớn, làm sao để có nội dung newsletter đủ hấp dẫn và giữ chân được họ.

May mắn thay, tôi biết câu trả lời, tôi biết đấy.

Đầu tiên là…

Nào nào, tôi biết bạn đang nóng lòng nhưng hãy chờ đã.

Đừng bỏ lỡ:  Gặt hái thông tin từ sách

Tôi muốn cung cấp cho bạn vài tình huống kiếm tiền bằng subscription thành công thực thụ. Những tình huống này cũng bao hàm câu trả lời trong đó.

Đầu tiên là tình huống không hề giống 1 newsletter như Gary cho lắm, nhưng lại hoàn toàn có đặc điểm của mô hình subscription.

Lớp tiếng Anh Gayle’s Garden

Nói đôi dòng trước.

Gayle’s Garden là 1 lớp tiếng Anh dành cho người đi làm hoặc bất cứ ai muốn được học, nghe, nói, hiểu Văn hóa Mỹ, muốn nắm bắt ý nghĩa thực sự của từ vựng qua những buổi lên lớp vui vẻ, có 1 tiến độ chặt chẽ đảm bảo mọi kiến thức được hấp thụ đầy đủ đến học viên.

Giáo viên tự dạy theo giáo trình tự mình vạch ra, ưu tiên đến việc giúp học viên sử dụng tiếng Anh đúng đắn hơn là nói như vẹt. Học phí? $50 / 3 tháng.

Và đặc biệt: không hề có bất kì chứng chỉ nào trong quá trình học.

Còn đây mới là điều đáng nói.

Học tiếng Anh đóng tiền theo tháng thì xưa giờ vẫn vậy mà, đúng không? Nhưng nếu nhìn những điều này, bạn sẽ thấy Gayle’s Garden chính là 1 subscription business.

1.) Doanh thu dự đoán được, dựa trên phí thu từng tháng, số lượng học viên tham gia.

2.) Mỗi học viên là 1 subscriber, sẵn sàng trả tiền vì thích thú và mong muốn được học, tìm kiếm kiến thức và thông tin hữu ích và có thể bỏ đi bất kỳ lúc nào nếu không còn thấy hữu ích và hài lòng.

3.) Mỗi buổi giảng chính là 1 newsletter.

Một ví dụ khác trước khi bước qua câu hỏi quan trọng.

Tình huống là anh bạn copywriter nổi tiếng, người đầu tiên dẫn dắt tôi vào lĩnh vực này, đã quyết định chuyển sang mô hình subscription sau những tháng ngày bán khóa học và bộ dụng cụ thực hành copywriting, sau khi đã xây dựng được một lượng fan đủ lớn và gắn bó với các nội dung do mình viết.

Anh thu 1 khoản tiền cũng xxx đô / tháng và còn tiếp tục tục bán sách, khóa học hay bộ công cụ thực hành kia.

Giờ anh ta có mạng lưới những người sẵn sàng chi 1 khoản nhỏ mỗi tháng để nhận được newsletter hữu ích từ mình. Và dĩ nhiên như 1 đặc điểm được ưa chuộng của subscription, anh ta có thu nhập ổn định và dự đoán được.

2 ví dụ này cũng bao hàm câu trả lời cho câu hỏi: làm sao tạo được 1 mô hình subscription tự mình làm chủ?

Có thể còn những vấn đề khác chúng ta phải xét tới khi làm mô hình này, nhưng theo tôi đây là 2 vấn đề quan trọng. Làm sao để:

1.) Có 1 lượng subscriber đủ lớn và churn rate không quá cao để tạo ra thu nhập ổn định.

Điều đó nghĩa là bạn phải thực sự giỏi trong lĩnh vực mà mình tham gia, subscriber tiềm năng của bạn phải thấy được tiếng tăm của bạn, chứng kiến người ta ca ngợi những kết quả mà bạn làm được, trước khi…

Họ sẵn sàng trả tiền để nghe từ bạn

Khác hoàn toàn với kiểu newsletter miễn phí, bạn gửi nội dung cho subscriber theo ý muốn của mình và hy vọng người ta yêu thích nó. Thì kiểu newsletter khiến người ta trả tiền, hoàn toàn chỉ đến từ việc bạn đang có 1 cộng đồng mong mỏi lắng nghe điều bạn nói.

Đừng bỏ lỡ:  Làm sao để vượt qua KPI thử việc?

Tôi chưa tạo ra được điều đó, vì chưa chứng minh qua kết quả hay tiếng tăm của mình. Nhưng tôi biết những gã có khả năng làm chuyện đó.

Gary Halbert – trước khi viết newsltter đã cực kì thành công trong lĩnh vực Direct Mail, doanh thu triệu đô.

Neville Medhora – anh bạn copywriter tôi nói ở trên, cũng thể hiện kết quả của mình khiến ngàn người ngưỡng mộ.

Gayle Garden – bản thân là 1 giáo viên người Mỹ muốn dạy tiếng Anh cho người Việt cũng đủ để tạo mô hình subscription ngay từ đầu rồi.

AJ Hoge – giáo viên tiếng Anh với phương pháp học tiếng Anh Effortless English tự mình chứng minh kết quả, mỗi tháng thu video gửi cho subscriber và lấy tiền, những video đó lúc này chính là newsletter.

Tất cả những người này đều xây dựng danh tiếng của mình, làm người ta phát thèm những kiến thức từ họ.

Nhưng 1 vấn đề lớn của những cá nhân kiếm tiền theo mô hình này, đó là…

2.) Luôn có ý tưởng hấp dẫn cho newsletter

Làm sao để tìm và duy trì lượng ý tưởng đủ nhiều, đủ hấp dẫn trong 1 thời gian dài làm yếu tố nòng cốt trong các newsletter

Bạn ngồi đây, đọc, làm và nghĩ ra hàng đống ý tưởng và bắt đầu thực hiện nó, bạn viết ra những con chữ vàng ngọc và cuối cùng chuyển nó thành 1 newsletter, sẵn sàng gửi đến các subscriber đang thèm khát thông tin từ bạn.

Không.

Mọi việc không diễn ra như thế đâu.

Tôi cũng không hình dung được nếu bỗng nhiên có 100 người sẵn sàng trả tiền để nhận newsletter từ tôi thì tôi sẽ duy trì số lượng nội dung đủ lâu để giữ chân họ bằng cách nào.

Để thực sự có được ý tưởng hay và hấp dẫn được subscriber, có 1 cách mà Gary Halbert nhắc tới trong các newsletter của mình, một nguồn cực kì lớn cho phép ông dễ dàng tìm được ý tưởng.

Thế Giới

 

Nghĩa là mọi ý tưởng của ông có được đều từ việc tồn tại 1 mạng lưới con người, dự án, công việc trong những tháng ngày còn sống. Những nhu cầu về kiến thức, thông tin đều được bộc lộ từ đây, những phản hồi của khách hàng, yêu cầu của đối tác, những quan sát của bản thân đều có thể trở thành 1 ý tưởng hữu ích.

Nếu xét những ví dụ đã nói ở trên thì cũng dễ thấy điều tương tự.

Neville có những mối làm ăn, những connection mà anh làm việc cùng cho anh nhiều ý tưởng để viết.

Gayle Garden cũng thu thập các ý tưởng cho buổi giảng của mình dựa trên phản hồi từ chính học viên.

AJ Hoge lấy chủ đề quản lý & lãnh đạo làm nguồn sống cho các ý tưởng trên video của mình.

Một điểm chung trong tất cả những người này làm là bám sát cái học đang làm tốt nhất, cái mà họ bước ra để làm subscription.

Nếu bạn mong muốn kiếm tiền ở mức cá nhân, tự làm tự sống, subscription có thể hữu ích cho bạn, tất nhiên vẫn dựa trên những điều kiện cần thiết mà tôi đề cập ở trên.

Well, wish you success!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>