2 năm trước ngâm cứu The Gary Halbert Letters thì có đọc trúng 1 bài mà nội dung là bác này đưa ra cho subscriber của mình 2 nội dung quảng cáo, 1 cái là do ổng viết, 1 cái là do ai đó viết quên rồi.
Câu hỏi dành cho người đọc là một trong 2 quảng cáo đó, cái nào bán được nhiều hàng hơn.
Mình cũng ngồi coi từng cái, và đánh giá của mình có 1 cái viết rất hay (cái của ổng), cái còn lại viết ôi thôi lượm thượm, khó đọc vãi đái. Và hẳn nhiên phần lớn sẽ trả lời là cái viết rất hay sẽ bán được hàng. Tuy nhiên thì thường mấy câu hỏi dạng này hay được đặt bẫy.
Và đúng vậy thật, copy được viết khá lượm thượm kia hoá ra lại có doanh số bán hàng kỷ lục, và copy hay vãi đái của ổng viết thì lại là một real floop.
Vậy nên kết luận ở đây là không phải viết hay thì sẽ mang lại kết quả rực rỡ, mà yếu tố quan trọng nhất lại là điều mà từ sau khi đọc letter đó của Gary thì phải mất một quãng gian dài mình mới hiểu.
Điều này đã từng được nhắc đến trong quyển Lời thú tội của bậc thầy quảng cáo, sách này là về Daivd Ogilvy (ko biết viết đúng ko), có đoạn ổng bảo rằng, ờ giờ thì cả đám làm quảng cáo nháu nhàu với nhau về chiến dịch quảng cáo sáng tạo nhất, nhưng bao nhiêu trong số đó bán được hàng? Tất cả chỉ là một hiệp hội ngồi khen nhau, nhưng doanh số thì không tăng.
Nghe có lý phết nhỉ. Vậy là có thể kết luận, viết copy bán hàng không nhất thiết phải viết hay sáng tạo, mà là viết làm sao để bán được hàng.
Nhưng cái gì mới giúp bán được hàng cơ chứ? Mãi đến cách đây 6 tháng, một nhân vật đã cho mình biết đó là gì và đó chính là thứ mà các A-list copywriter mỗi khi gặp nhau hay bàn tới.
Vậy đó là gì?