March 23

0 comments

Tăng traffic cho web lên 138 lần bằng Content marketing

content marketing, organic traffic, tăng traffic website, traffic web

Lại 1 câu chuyện khác cho hôm nay.

Lần này bạn sẽ ấn tượng lắm đây vì trang blog tôi đề cập đã tự đúc kết chuyến hành trình tăng traffic cho web từ 200 đến 27.0000 visitor trong vòng 8 tháng của mình thành “5 điều Bác Hồ dạy”.

Ok, giỡn thôi, thành…

6 Bài học trong việc tăng traffic cho web bằng Content Marketing

May mắn là 6 điều được dẫn chứng qua những con số, không một chút nào võ đoán hay triết lý 3 xu nào cả.

Và tôi, trong hôm nay, sẽ làm nhiệm vụ quan trọng của đời mình: cho bạn biết đó là gì.

Tôi tin rằng nếu thực sự hiểu và ứng dụng chúng, chúng ta không chỉ tạo ra kết quả bền vững mà mình mong đợi, chúng ta còn tạo ra những content có chất lượng tốt và giá trị, thứ mà chỉ cần lướt Facebook 1 chút thôi, bạn sẽ thấy xa xỉ dường nào.

Thôi không nói nhiều nữa, xem xem có gì nào………

1. Viết blog cho doanh nghiệp của bạn là đầu tư, không phải mô tuýp làm giàu nhanh

Ờmmmm coi bộ hơi quen?

Ai làm content marketing cũng nói vậy hết, nhưng khi đụng thử và làm thật, bạn sẽ thấy việc này bất khả thi trong thế giới content kiểu ăn xổi ở thì như hiện nay.

Nhưng cái đấy tự bạn cảm nhận đi 🙂 tôi chỉ thấy 1 điều là các content-er tuồn ra ngoài khá nhiều content chẳng giúp gì cho đời cả mà lại muốn hoặc ép người ta xem.

———

Khi nói tới content cho blog, lúc đầu bạn có thể chỉ có 2 người quan tâm đọc, nhưng nếu bạn gắn bó với nó và làm thực sự tốt, thì bình minh sẽ chiếu rọi.

Hoặc cho dù khi bạn viết tới 20, 30, 40 bài mà cảm thấy như chẳng có ai để ý tới “sản phẩm cục cưng” của mình thì cũng đừng nản, nên nhớ 1 điều là mài ngọc, ngọc sẽ sáng.

Những gì bạn đầu tư hôm nay, sẽ mang lại giá trị vào ngày mai

Giờ hãy để con số lênh tiếng…

Đây là biểu đồ tại thời điểm tác giả viết bài viết chia sẻ, trong đó tác giả nói rằng có 10,5% lượng traffic của tháng 6/2016 đến từ những nội dung được viết hồi tháng 11/2015.

Biểu đồ lượng traffic
Biểu đồ lượng traffic

Thấy có make sense chút nào không?

Tương tự, khi kiểm tra lượng traffic vào mỗi tháng, đều có công sức từ những bài viết đã thực hiện những tháng trước đó. Và nếu thử bỏ tất cả lượng traffic của những bài viết cách thời điểm đang xem xét là 60 ngày, thì những bài viết có trước đó cũng đóng góp tới 12%.

Bạn thấy sao?

Ok, tiếp nào…

Một khía cạnh khác, bài viết “Product Marketing là gì?” trên blog chính là minh chứng điển hình về tác động lâu dài của content, bài viết này kéo về lượng traffic mỗi tháng và tiếp tục leo lên bảng xếp hạng trên Google.

Tác động của content lên thứ hạng trên Google
Tác động của content lên thứ hạng trên Google

Nào, nghe kỹ, có 2 điều hay ho xảy đến với “Product Marketing là gì?”

  • 1 là em nó hiện giờ đã leo lên hạng 4 trên kết quả tìm kiếm Google với từ khóa “product marketing”, từ khóa này có độ cạnh tranh cao và tới 5000-7000 lượt tìm kiếm mỗi tháng.
  • 2 là em nó vẫn được chú ý chứ không bỏ lỡ, vẫn tiếp tục được bổ sung thêm backlink và cập nhật nội dung để không bị lỗi thời, để thứ hạng, lợi thế và giá trị được giữ vững.
Đừng bỏ lỡ:  Cách viết content chất lượng cho blog

Liệu tất cả những kết quả này có thể được tạo ra từ việc chạy quảng cáo? Ồ, có thể, nhưng với độ bền và ổn định như thế… chỉ có content marketing nghiêm túc mới mần được

2. Chất lượng hơn Số lượng

Điều này không chỉ để nghe, đó là cách duy nhất để xây dựng độc giả (target audience).

Hãy tạo ra nội dung mà đối tượng mục tiêu của bạn sẽ yêu thích và thấy hữu ích cho họ.

Lấy bài “Product Marketing là gì” ở trên làm ví dụ…

Để tạo ra nội dụng này, người viết đã nói chuyện trực tiếp với hơn 10 product marketer để khám phá những người này thực sự làm gì và tìm cách định nghĩa rõ ràng hơn.

Họ chia sẻ rằng không có ý định tạo nội dung có tới cả ngàn click hay xếp hạng cao, họ thực sự tạo được cái gì đó hữu ích và CHẤT LƯỢNG.

Và đó là cách duy nhất để xây dựng độc giả bằng content marketing:

Tạo ra những nội dung mà họ thực sự muốn đọc.

Đây là những con số tác giả đưa ra để minh chứng cho điều này:

  • Khi họ có 204 bài viết trên blog, thì 74% traffic đến từ 20% số bài này, tức chỉ 40 bài — đã chiếm tới hơn 1/3 tổng lượng traffic.

Tuy nhiên bạn sẽ bất ngờ hơn khi biết..

  • 60% lượng traffic lại đến từ 10% lượng bài viết này, tức chỉ có 20 bài mà thôi.

Và đó là lý do họ đăng bài không thường xuyên, vì họ đã dành nhiều thời gian đầu tư cho nó. Những nội dung chất lượng luôn mang lại tác động mạnh nhất lên kết quả.

Hãy nhớ điều này.

3. Dành thời gian vào quảng bá content

Người ta không vào blog của bạn chỉ vì bạn vừa đăng nội dung mới, mà bạn phải làm 1 điều sau khi tạo ra nó…

Cho người ta biết

Phải dzậy chớ!

Nếu bạn không làm điều này, chẳng ai biết đâu mà tìm ra nội dung của bạn, cho dù nó chất lượng tới đâu thì cũng vậy. Sai lầm tai hại của nhiều người là dành thời gian tạo ra nội dung, nhưng chẳng dành thời gian nào để quảng bá nó.

Nếu bạn đã dành nhiều thời gian như vậy để tạo ra nội dung xuất chúng, ma chê quỷ hờn thì tại sao lại không nỗ lực để đảm bảo người ta sẽ đọc chúng.

Đừng bỏ lỡ:  Cách viết bài chuẩn SEO: Vừa chuẩn SEO, vừa có chuyển đổi

Và cách tiếp cận đúng đắn cho việc này là:

Kênh 1: Qua cộng đồng

Sức mạnh của 1 cộng đồng như facebook group, hay các diễn đàn nằm ở chỗ có tới hàng ngàn người truy cập mỗi ngày để xem những nội dung mình mong muốn, nên đa phần các thánh marketer thường tận dung những nơi này làm nguồn traffic cho mình nhưng đa phần cũng mắc phải sai lầm dẫn tới việc dù có đăng link bài viết lên đấy rồi cũng nhận ra chẳng có ma nào click vào.

Sai lầm gì? Đó là… không có tình người

Ê đừng hiểu lầm nha, ý tôi là không có cảm giác nói chuyện giữa con người với nhau. Nói dzậy hiểu ha.

Khi bạn post bài lên các cộng đồng như vậy, 1 là hãy chân thành, và 2 là tìm cách mở ra cuộc đối thoại, chứ đừng dán cái link ở đó rồi mặc ai thì mặc.

Đây là cách tác giả tạo ra trao đổi ấm áp tình người trên inbound.org.

Cách trao đổi ấm áp tình người
Cách trao đổi ấm áp tình người

Có tới hơn 600 người truy cập blog vào thời điểm đó.

Hơn 600 lượt truy cập
Hơn 600 lượt truy cập

Và với phương pháp này, mỗi lần tác giả post lên đều mang lại kết quả khá tốt, trung bình mỗi post có hơn 100 Upvotes (giống như Like) và 45 Comments.

Hơn 600 upvote
Hơn 600 upvote

Oh, that sucks babe!

Và nên nhớ:

Khi người ta thấy cuộc trao đổi của bạn đáng quan tâm, hãy đảm bảo những nội dung chứa trong link là hữu ích và giúp họ học thêm cái mới.

Nếu có thể, hãy trả lời từng người một khi nhận được comment, nó giúp họ nhận ra bạn là người thật việc thật, chứ không phải lính tráng chạy lên đây post cái link xong rồi biến mất.

Kênh 2: Qua những người có sức ảnh hưởng

Nếu bạn may mắn quen được 1 số ‘đại ca’ có tiếng nói trước nghìn người thì nên xem xét nhờ cậy họ, tất nhiên bạn phải biết thứ mình cần đánh đổi là gì.

Hãy nhờ họ tweet nội dung hoặc share link giúp bạn (trên đâu đó mà họ hay xuất hiện), hoặc nhờ họ nhắc tới bạn khi viết thứ gì đó.

Nếu chẳng quen ai cả thì cứ làm điều này theo cách khéo léo hơn, như tác giả gợi ý:

Xin phép đàng hoàng

Đầu tiên là tìm email của người bạn nhắm đến.

Kế là email thả thính như tác giả nè, nhớ kết thúc bằng câu “Thí chủ có muốn xem link không, để bần tăng còn gửi” (hahaha đùa chút)

Email thả thính
Email thả thính

Cứ làm điều đó cho dù bạn chưa nói chuyện với họ lần nào.

Như bạn thấy, đây là cách tiếp cận hiệu quả và chan chứa tình người. Nên thử.

Kênh 3: Qua email

Email cũng là cách để dẫn 1 lượng lớn traffic về website, nhưng hãy cẩn thận vì chúng ta hay mắc 1 sai lầm khá to ở chỗ này

Gửi quá nhiều link trong 1 email

Dĩ nhiên khi bạn tạo ra nhiều nội dung, điều bạn chắc chắn muốn là cái nào cũng dẫn về traffic đáng kể, nhưng nhồi tất cả những thứ bạn muốn vào trong 1 email thì đúng là sai lầm.

Đừng bỏ lỡ:  Hiệu quả bán hàng không tưởng của các website xấu xí

Đừng thế, gửi 1 link trong 1 email là được. Không 2, cũng chẳng 3. Chỉ 1.

Có chăng lúc nào đó phát triển, bạn có thể chèn thêm 2-3 link nữa, nhưng khi bắt đầu, gửi 1 link là tốt nhất.

4. Dành nhiều thời gian tập trung cho chủ đề hơn là keyword

Khi lĩnh vực của bạn có quá nhiều sự cạnh tranh về từ khóa, khi chiến lược content của bạn cũng xoay quanh các từ khóa thì lẽ dĩ nhiên bạn vẫn có traffic về website của mình…

Còn thứ hạng trên Google thì có thể ở đâu đó không rõ.

Khi tác giả nhận ra điều này, họ đã có một quyết định khôn ngoan, là chuyển sự tập trung từ keywords (live chat, messaging app) sang chủ đề mà các khách hàng tiềm năng của mình hay nói đến (product marketing, growth marketing, product management) và phát triển các content theo chủ đề đó.

Việc này khá hay và có khá nhiều tác dụng:

  • Nó giúp mọi thứ họ làm sau đó trở nên đơn giản, bạn phát hiện thấy chủ đề và bắt đầu xây dựng nội dung quanh đó.
  • Những nội dung cũ có thể tiếp tục kéo traffic mới về cho website.

Và cốt lõi nhất, chủ đề gần như là vấn đề.

Thủ tục rất đơn giản:

  • 1 là hãy tìm hiểu và phát hiện chủ đề
  • 2 là tạo ra 1 nội dung chất lượng gấp 10 bình thường về chủ đề đó (hướng dẫn chẳng hạn)
  • và 3 là tạo nhiều content khác nhau về chủ đề đó và link trở lại vào nội dung chính.

5. Google Analytics có thể hay, nhưng sẽ không giúp tăng traffic

Nỗ lực Marketing ngày nay đúng là cần được định hướng theo dữ liệu, chúng ta sẽ cần các công cụ phân tích, theo dõi, bla bla các thứ, để tối ưu hóa tốt hơn.

Nhưng mà…

Trong giai đoạn đầu làm content marketing, những đột phá về traffic, về số người đăng ký… lại hoàn toàn không đến từ việc chăm chút Google Analytics (G.A).

Nên G.A để chơi cho vui thì ok, còn giúp bạn tăng traffic cho web thì chưa tới lượt.

6. Đừng lo việc sẽ trở thành hoặc tìm được cây viết hoàn hảo

Đúng là đừng lo, chỉ cần viết sao để người ta hiểu.

Không cần hoa hòe hoa lá.

Không cần văn chương biến hóa.

“Đừng nhìn người đọc như 1 đám đông. Khi họ đọc những gì bạn viết, họ chỉ có 1 mình. Cứ hình dung bạn đang viết cho từng người mà thôi.”

David Ogilvy.

Nguồn: blog.drift.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>